Phát triển đường thủy gắn với sản phẩm du lịch TPHCM
Thế nhưng, thực tế cho thấy việc phát triển các sản phẩm du lịch đường sông vẫn chưa được như kỳ vọng. Để gỡ rối "nút thắt" về du lịch đường sông, chiều nay 28-11, Sở Giao thông Vận tải TP phối hợp cùng Sở Du lịch TP, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi tọa đàm “Phát triển đường thủy gắn với sản phẩm du lịch TPHCM”.
Đậm chất du lịch của Sài Gòn xưa với trên bến dưới thuyền
Theo ông Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo SGGP, du lịch đường thủy của TPHCM đang thiếu điểm nhấn. Làm sao để TP có được sản phẩm du lịch riêng, đậm chất du lịch của Sài Gòn xưa với trên bến dưới thuyền?
Nếu so sánh với thủ đô du lịch đường sông Bangkok (Thái Lan), rõ ràng TPHCM có lợi thế hơn hẳn, nhưng thực tế chúng ta chưa làm được như du lịch của bạn.
Hay như, nếu du khách có dịp du lịch dọc theo sông Seine (Pháp), thường chọn buýt sông với nhưng điểm dừng hai bên bờ sông là các công trình văn hóa lâu đài của Pháp. Ví dụ như bảo tàng Louvre, nhà thờ Đức Bà Notre Dame, tháp Eiffel... Qua đó, du khách được tham quan cả TP Paris với giá rất rẻ, ban ngày cũng đẹp, buổi tối vô cùng thơ mộng.
Bất cập phát triển du lịch đường thủy trong mắt doanh nghiệp
Tại tọa đàm, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đường thủy nêu ra hàng loạt bất cập trong việc phát triển du lịch đường thủy.
Nói về vấn đề này, bà Liêu Thị Mỹ Hạnh, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Triều (kinh doanh tàu du lịch) cho rằng, TP vừa đưa tuyến buýt sông vào hoạt động, buýt sông khi di chuyển tạo sóng rất mạnh gây khó khăn cho hoạt động các tàu du lịch, vì vậy cần lưu ý về vận hành mô hình này.
TP cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bến bãi, cầu phao, hiện một số nơi không có nhà chờ, nhà vệ sinh, thu phí quá cao (1 triệu đồng/chuyến đi và về).
Đặc biệt, khâu dự báo bão hiện nay cần chính xác và phân vùng cấm tàu thuyền chứ không thể cấm đại trà như thời gian qua khiến doanh nghiệp thiệt hại rất lớn.
Cần kết nối bến cảng Phú Mỹ cho tàu du lịch cập bến vì bến này hiện nay chỉ phục vụ tàu hàng hóa.
Chủ doanh nghiệp du lịch ELISA Nguyễn Hải Linh cho rằng, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch rất yếu, vì vậy TP cần phải ưu tiên các đơn vị du lịch đường sông tại khu vực trung tâm nếu làm những khu vực khác không thuận lợi làm sao du lịch đường thủy phát triển được.
Muốn phát triển tốt du lịch bằng đường sông không ai bằng kinh nghiệm của các đơn vị làm du lịch đường thủy. Ông Linh kiến nghị TP nên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch đường thủy phát triển.
Kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi
TPHCM có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển với tổng chiều dài có khả năng khai thác vận tải đường thủy là trên 1.000km, trong đó có 975km đã được đưa vào quy hoạch và tổ chức quản lý, bao gồm:
- 7 tuyến/157km là tuyến hàng hải.
- 9 tuyến/203km tuyến đường th???y n???i địa quốc gia (trong đó có 7 tuyến với 56,8km được Bộ GTVT ủy quyền cho Sở GTVT quản lý, bảo trì).
- 94 tuyến/612km đường th???y n???i địa địa phương và 2 tuyến chuyên dùng.
Với lợi thế của 2 sông chính là Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua, cùng với hệ thống sông nhỏ, kênh rạch tạo ra chiều dài đường thủy gần 1.000km kết nối với các tỉnh lân cận: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và đặc biệt là với hệ thống đường thủy của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Du lịch đường thủy luôn là một trong những đề tài được bàn luận, hiến kế sôi nổi
Đặc biệt, từ khi UBND TP phát động khai trương tuyến du lịch đường thủy vào năm 2013, hoạt động du lịch đường thủy đã bước đầu khởi sắc, các doanh nghiệp du lịch đường thủy cũng tập trung nghiên cứu và chủ động khai thác thêm một số tuyến du lịch, nổi bật gần đây nhất là việc khai trương 7 sản phẩm du lịch đường thủy (phần lớn tập trung theo 2 tuyến chính là Sài Gòn – Cần Giờ và Sài Gòn – Củ Chi) của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist.
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
Giải pháp được đại diện Sở Du lịch TP đưa ra là, kiến nghị lãnh đạo thành phố cho phép tàu du lịch nước ngoài được mở cửa khu trò chơi có thưởng, cửa hãng miễn thuế... nhằm tạo thêm thuận lợi cho du khách, tăng sự hấp dẫn của điểm đến TPHCM.
Hướng dẫn, hỗ trợ huyện Cần Giờ quy trình, thủ tục xây dựng những nhà bè, nhà nổi kết hợp nuôi trồng, chế biến thủy hải sản kết hợp phục vụ khách du lịch nhằm khai thác giá trị du lịch đường sông tại Cần Giờ.
Xem xét, giải quyết các kiến nghị của Công ty Thuyền Sài Gòn, đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng, đặc biệt là trang trí ánh sáng trên tất cả các cây cầu bắc ngang sông của thành phố và trang trí cảnh quan dọc các tuyến đường thủy. Phối hợp cùng Sở Du lịch làm việc với lãnh đạo Thảo Cầm Viên, UBND Quận 1 và Quận 3, Ban Trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm về đề xuất xây dựng thêm 2 bến th???y n???i địa.
Vận động doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm du lịch trên tuyến kênh Tàu Hủ, rạch Bến Nghé kết nối từ các bến do nhà nước đầu tư đến các điểm tham quan ở khu vực Quận 5, 6 và 8.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử phạt các tàu, thuyền trong việc vi phạm về vận tải khách du lịch.
Thực hiện liên kết vùng trong phát triển sản phẩm du lịch.